Scholar Hub/Chủ đề/#bong võng mạc/
Bong võng mạc là một bệnh lý ảnh hưởng đến võng mạc mắt, dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng của võng mạc. Võng mạc là một mô màu đen nằm ở phía sau mắt, c...
Bong võng mạc là một bệnh lý ảnh hưởng đến võng mạc mắt, dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng của võng mạc. Võng mạc là một mô màu đen nằm ở phía sau mắt, có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện để truyền tới não và tạo ra hình ảnh. Bong võng mạc thường gây ra các triệu chứng như thiếu thị ban đêm, mất khả năng nhìn các chi tiết nhỏ và có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Bong võng mạc, còn được gọi là thoái hóa võng mạc, là một tình trạng mắt phổ biến ở người già. Nó xuất hiện khi lớp võng mạc, một lớp mỏng chứa các tế bào thần kinh và mạch máu, bị suy kiệt hoặc bị tổn thương.
Có hai loại bong võng mạc chính: bong võng mạc khô (không ẩm ướt) và bong võng mạc ẩm ướt. Loại bong võng mạc khô là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 85-90% trường hợp bong võng mạc. Nó xảy ra khi tế bào võng mạc bị tổn thương và mất khả năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Điều này dẫn đến sự suy giảm hình ảnh và khả năng nhìn rõ.
Ngược lại, bong võng mạc ẩm ướt là dạng hiếm hơn nhưng thường gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Trong bong võng mạc ẩm ướt, các mạch máu không đủ oxy và dưỡng chất để cung cấp cho lòng võng mạc, dẫn đến sự tạo ra các mạch máu mới không được bình thường. Nhưng các mạch máu này thường không mạnh và dễ chảy máu hoặc rò rỉ chất lỏng. Các biến chứng của bong võng mạc ẩm ướt có thể bao gồm mất thị lực nhanh chóng và thậm chí tàn phá mạnh mẽ hơn của võng mạc.
Các yếu tố nguy cơ cho bong võng mạc bao gồm tuổi tác (người già có nguy cơ cao hơn), việc hút thuốc lá, tiền sử gia đình bị bong võng mạc, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao và cả những yếu tố di truyền.
Điều trị bong võng mạc tùy thuộc vào loại bong võng mạc và mức độ nghiêm trọng. Trong trường hợp bong võng mạc khô, việc theo dõi định kỳ và sử dụng các thuốc chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng. Đối với bong võng mạc ẩm ướt, các phương pháp điều trị như thuốc truyền tĩnh mạch, laser hoặc phẫu thuật có thể được áp dụng.
Việc điều trị bong võng mạc cần được tiến hành sớm để ngăn chặn sự suy giảm thị lực và giữ cho mắt của bạn khỏe mạnh trong thời gian dài. Điều quan trọng là thực hiện kiểm tra mắt định kỳ và thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH VÕNG MẠC VÙNG HOÀNG ĐIỂM BẰNG OCT SAU PHẪU THUẬT BONG VÕNG MẠC QUA HOÀNG ĐIỂM Mục tiêu: Ngiên cứu nhằm Mô tả hình ảnh võng mạc vùng hoàng điểm bằng OCT trên bệnh nhân bong võng mạc qua hoàng điểm đã được điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tình trạng võng mạc vùng hoàng điểm. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu theo dõi dọc. Đối tượng và phương pháp: 31 mắt có BVM có bao gồm hoàng điểm, có vết rách nguyên phát được điều trị ở Bệnh Viện Mắt Trung Ương từ tháng 1 – 2014 đến tháng 7 – 2014. PT thành công bằng CDK hoặc đai độn CM. Thời gian nhìn mờ ≤ 30 ngày. Lập hồ sơ đánh giá thời gian xuất hiện triệu chứng, phương pháp phẫu thuật… Tiến hành khám bệnh nhân đo thị lực, làm OCT của bệnh nhân trên các thời điểm khám sau PT 6 tuần và 3 tháng để đánh giá tình trạng VM vùng hoàng điểm bao gồm thay đổi hình thái và vi cấu trúc VM và tìm hiểu 1 số yếu tố liên quan đến những bất thường này. Kết quả: bất thường hình thái vùng hoàng điểm trên OCT: 12/31 mắt (38,7%) trong đó dịch dưới võng mạc(DDVM) hay gặp nhất 10/31 mắt (32,3%) sau 6 tuần.Sau 3 tháng có 9/31 mắt (29,1%) còn DDVM. Thị lực của nhóm có DDVM thấp hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm không có. Không có mắt nào còn DDVM trên OCT có TL > 20/50 trong khi đó sau 6 tuần có 9/21 mắt (42,9%) và 12/22 mắt(54,5%) 3 tháng sau phẫu thuật có TL > 20/50. Những bệnh nhân có bong VM qua hoàng điểm với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 3 ngày ít có bất thường hình thái trên OCT hơn so với những bệnh nhân mổ muộn hơn (p<0,05). Kết luận: Mặc dù sau điều trị bong VM qua hoàng điểm thành công làm áp lại VM trên lâm sàng nhưng trên hình ảnh OCT phát hiện nhiều bất thường vùng hoàng điểm. Những bất thường này có giá trị trong giải thích cũng như tiên lượng khả năng hồi phục TL của bệnh nhân. Việc phẫu thuật sớm sẽ hạn chế những bất thường hình thái trên OCT như tình trạng DDVM.
#BVM qua hoàng điểm #OCT
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC CO KÉO DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ SỬ DỤNG PFCL Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bong võng mạc co kéo do đái tháo đường (ĐTĐ) có sử dụng dung dịch Perfluorocarbon (PFCL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứngtrên 21 bệnh nhân (21 mắt) bị bong võng mạc co kéo do ĐTĐ. Kết quả: tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ võng mạc áp là95,2% (20/21 ca) thị lực cải thiện so với trước mổ có ý nghĩa thống kê p<0,001; các biến chứng gặp sau mổ là: tăng nhãn áp sau 2 ngày 2 ca, xuất huyết dịch kính: 2ca, 1 ca xuất hiện màng trước võng mạc. Có sự khác biệt về kết quả phục hồi về giải phẫu và chức năng giữa nhóm bong qua hoàng điểm và chưa qua hoàng điểm. Kết luận: phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc co kéo do ĐTĐ có sử dụng PFLC giải phóng mù lòa và khắc phục được biến chứng giai đoạn cuối, nhằm cứu vãn thị lực dù còn thấp cho bệnh nhân ĐTĐ biến chứng
#bong võng mạc co kéo do ĐTĐ #cắt dịch kính #PFCL
KẾT QUẢ THỊ LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH CÓ SỬ DỤNG DUNG DỊCH PERFLUOCARBON ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC NGUYÊN PHÁT Mục tiêu: đánh giá kết quả về thị lực và thị trường phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc (BVM) nguyên phát qua hoàng điểm có sử dụng dung dịch perfluocarbon (PFCL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 34 bệnh nhân (34 mắt) bị bong võng mạc nguyên phát đã qua hoàng điểm, được cắt dịch kính có sử dụng PFCL trong mổ. Kết quả: tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ võng mạc áp là 97,1% (33/34 ca), thị lực cải thiện so với trước mổ có ý nghĩa thống kê p<0,001, 76,5% số ca không có ám điểm trung tâm; các biến chứng gặp sau mổ là: tăng nhãn áp sau 2 ngày 2 ca, bóng PFCL dưới võng mạc: 1 ca, PFCL ở tiền phòng: 1ca và màng trước võng mạc thứ phát: 1 ca. Sau 6 tháng hậu phẫu, không có trường hợp nào còn ám điểm. Kết luận: phẫu thuật cắt dịch kính sử dụng dung dịch PFCL điều trị BVM nguyên phát qua hoàng điểm có kết quả rất khả quan với tỷ lệ võng mạc áp thành công cao, thị lực trung bình của bệnh nhân sau phẫu thuật cải thiện có ý nghĩa thống kê, đặc biệt giảm thiểu tổn thương thị trường trung tâm của bệnh nhân.
#bong võng mạc nguyên phát qua hoàng điểm #PFCL
Kết quả OCT trên bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị bong võng mạc do lỗ hoàng điểm OCT là công cụ hữu ích đánh giá vùng hoàng điểm. Nghiên cứu của chúng tôi trên 27 mắt bong võng mạc do lỗ hoàng điểm. Các bệnh nhân được phẫu thuật cắt dịch kính bóc màng ngăn trong vạt quặt ngược với mục tiêu đánh giá tình trạng đóng lỗ hoàng điểm bằng OCT và tìm hiểu các yếu tố liên quan với tình trạng đóng lỗ sau phẫu thuật điều trị bong võng mạc do lỗ hoàng điểm. Sau phẫu thuật cuối tất cả võng mạc đều áp lại, tỉ lệ đóng lỗ hoàng điểm trên OCT là 63%. Trên OCT đều thấy có tổn thương mất liên tục liên kết lớp trong và ngoài tế bào quang thụ hoặc/ và màng giới hạn ngoài. Thời gian bệnh, mức độ bong, trục nhãn cầu, giãn phình hậu cực có liên quan tới khả năng đóng lỗ hoàng điểm sau phẫu thuật (p < 0,05). Thị lực nhóm đóng và không đóng lỗ không có khác biệt.
#OCT #bong võng mạc #lỗ hoàng điểm
Đánh giá phẫu thuật cắt dịch kính, bóc màng ngăn trong vạt quặt ngược điều trị bong võng mạc do lỗ hoàng điểm nguyên phát Đánh giá kết quả giải phẫu và chức năng của kĩ thuật vạt quặt ngược kết hợp cắt dịch kính trong điều trị bong võng mạc do lỗ hoàng điểm ở bệnh nhân cận thị cao. Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 26 mắt bong võng mạc do lỗ hoàng điểm đã được phẫu thuật cắt dịch kính tạo vạt quặt ngược màng ngăn trong kết hợp khí nở C3F8 hoặc dầu silicon nội nhãn. Có 16 nữ và 10 nam. Tuổi trung bình là 61,37 ± 8,59. Trục nhãn cầu trung bình là 28,00 ± 2,48 mm mm. 20 (74,07%) bệnh nhãn có giãn phình hậu cực. Thị lực trước mổ là 2,15 ± 0,36 logMAR. Sau mổ l lần 1 có 23 (88,46%) mắt võng mạc áp hoàn toàn, 17 (62,96%) mắt đóng lỗ hoàng điểm hoàn toàn. Thị lực sau mổ 6 tháng là 1,33 ± 0,24 logMAR. Kĩ thuật bóc màng ngăn trong với vạt quặt ngược tạo cầu nối tổ chức qua lỗ HĐ thúc đẩy đóng lỗ hoàng điểm hiệu quả và giúp cải thiện thị lực chỉnh kính sau phẫu thuật ở bệnh nhân BVM do lỗ hoàng điểm
#bong võng mạc #vạt quặt ngược #lỗ hoàng điểm
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC NGUYÊN PHÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT DỊCH KÍNH VỚI CAMERA NỘI NHÃN Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp cắt dịch kính với camera nội nhãn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 35 bệnh nhân được phẫu thuật cắt dịch kính với camera nội nhãn điều trị bong võng mạc nguyên phát tại khoa Dịch kính- võng mạc Bệnh viện Mắt Trung Ương từ 6/2021 đến 8/2022. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 35 mắt của 35 bệnh nhân. Tuổi trung bình bệnh nhân đến khám 60.3 ±7.0 (46-71 tuổi) với nam 54,3%, nữ 45,7%. Thị lực trung bình trước điều trị 2.09±0.41 logMAR. Trước điều trị 88,6% bệnh nhân còn Thể thuỷ tinh, 11,4% IOL. Mức độ bong võng mạc toàn bộ chiếm 11,4%, bong võng mạc 1 góc phần tư, 2 góc phần tư và 3 góc phần tư lần lượt 11.4%, 45.7%, 31.4%. Kết quả giải phẫu 94,3% (33/35) thành công sau 1 lần phẫu thuật và 100% (35/35) sau lần phẫu thuật cuối cùng. Kết quả thị lực: Thị lực cải thiện đáng kể tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật 0.86 ± 0.36 logMAR (p=0.000). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kết quả điều trị bong võng mạc bằng phương pháp cắt dịch kính sử dụng camera nội nhãn là rất khả quan.
#bong võng mạc nguyên phát #cắt dịch kính #camera nội nhãn
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BONG VÕNG MẠC DÙNG ĐÈN NỘI NHÃN CHANDELIER ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC NGUYÊN PHÁT Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp phẫu thuật bong võng mạc kinh điển dùng đèn nội nhãn chandelier. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không có nhóm đối chứng trên 15 bệnh nhân được phẫu thuật bong võng mạc kinh điển dùng đèn nội nhãn chandelier điều trị bong võng mạc nguyên phát tại khoa Dịch kính - Võng mạc Bệnh viện Mắt Trung Ương từ 07/2021 đến 07/2022. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 15 mắt của 15 bệnh nhân. Tuổi trung bình bệnh nhân đến khám 51,40 ± 15,97 (17 - 75 tuổi) với nam 66,7%, nữ 33,3%. Thị lực chỉnh kính tối đa (BCVA) trung bình trước điều trị 1,54 ± 0,74 logMAR. Mức độ bong võng mạc 1 góc phần tư, 2 góc phần tư và 3 góc phần tư và toàn bộ lần lượt là 20%, 40%, 13,3% và 26,7%. Kết quả giải phẫu 80% (12/15 mắt) thành công sau 1 lần phẫu thuật và 100% (15/15 mắt) sau lần phẫu thuật cuối cùng. Kết quả thị lực tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật cải thiện đáng kể 0,62 ± 0,46 logMAR (p = 0,001). Kết luận: Phẫu thuật bong võng mạc kinh điển có dùng đèn nội nhãn chandelier là một phương pháp mới, cho kết quả khả quan trong điều trị bong võng mạc nguyên phát.
#phẫu thuật bong võng mạc kinh điển #bong võng mạc nguyên phát #đèn nội nhãn chandelier
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC DO LỖ HOÀNG ĐIỂM Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc do lỗ hoàng điểm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 52 mắt bong võng mạc do lỗ hoàng điểm đã được phẫu thuật cắt dịch kính bóc màng ngăn trong kết hợp bơm khí nở C3F8 hoặc dầu silicon nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ năm 2015 – 2019 với thời gian theo dõi tối thiểu 6 tháng. Kết quả: Tỷ lệ võng mạc áp hoàn toàn sau phẫu thuật lần đầu là 80,8%. Tỷ lệ đóng lỗ hoàng điểm hoàn toàn là 61,5%. Thị lực trung bình tăng từ 1,99 ± 0,31 logMAR lên 1,35 ± 0,26 logMAR ở lần khám sau cùng. Thời gian bị bệnhhh trên 6 tháng, thị lực ban đầu thấp, trục nhãn cầu trên ≥ 26 mm, sự giãn phình hậu cực và kích thước lỗ hoàng điểm lớn là các yếu tố làm giảm tỷ lệ võng mạc áp hoàn toàn và khả năng đóng lỗ hoàng điểm. Mức độ bong võng mạc rộng làm giảm khả năng đóng lỗ hoàng điểm trong khi chất độn nội nhãn ảnh hưởng đến tỷ lệ áp võng mạc sau mổ. Kích thước lỗ hoàng điểm là yếu tố ảnh hưởng duy nhất đến kết quả thị lực sau phẫu thuật (p = 0,009). Kết luận: Phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc do lỗ hoàng điểm mang lại kết quả tốt về giải phẫu tuy nhiên kết quả thị lực còn thấp. Thời gian bị bệnh, thị lực ban đầu, trục nhãn cầu, sự giãn phình hậu cực, kích thước lỗ hoàng điểm, mức độ bong võng mạc và chất độn nội nhãn là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giải phẫu trong khi kích thước lỗ hoàng điểm ảnh hưởng đến kết quả thị lực của phẫu thuật.
#bong võng mạc #lỗ hoàng điểm #cắt dịch kính
Giá trị tiên lượng tử vong của lactat máu động mạch kết hợp với thang điểm rbaux và diện tích bỏng sâu trên bệnh nhân bỏng nặng Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu động mạch kết hợp chỉ số r-Baux và diện tích bỏng sâu đối với tử vong trên bệnh nhân bỏng nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 241 bệnh nhân (BN) bỏng người lớn nhập viện trong vòng 24 giờ sau bỏng tại Khoa hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 01/1/2021 - 31/10/2022, có diện tích bỏng từ 20% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm tổn thương bỏng và nồng độ lactat máu động mạch lúc vào viện. Dùng ROC test phân tích giá trị tiên lượng tử vong khi kết hợp lactat máu động mạch lúc vào viện với thang điểm rBaux và diện tích bỏng sâu. Kết quả: Nồng độ lactat máu động mạch lúc vào viện lớn hơn đáng kể ở nhóm tử vong so với nhóm được cứu sống (p = 0,0000). Phân tích đa biến cho thấy lactat máu động mạch lúc vào viện cùng thang điểm rBaux và diện tích bỏng sâu liên quan độc lập đến tỷ lệ tử vong. Phối hợp 3 chỉ số lactat vào viện, chỉ số rBaux và diện tích bỏng sâu thì giá trị tiên lượng tử vong rất tốt (AUC = 0,923; độ nhạy: 81,97%; độ đặc hiệu: 85,56%). Kết luận: Giá trị tiên lượng tử vong của lactat máu động mạch lúc vào viện kết hợp với thang điểm rBaux và diện tích bỏng sâu là rất tốt.
#Nồng độ lactat máu động mạch #thang điểm rBaux #diện tích bỏng sâu